nutttt

8 NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT CÔNG TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỨT RF134

Vì sao xảy ra nứt công trình?

vì sao công trình bị nứt
nứt công trình

Nứt công trình là hiện tuợng phổ biến. Cấu kiện công trình bị nứt khi ứng suất trong cấu kiện lớn hơn sức bền của nó. Ứng suất gây ra bởi các ngoại lực như tĩnh tải, hoạt tải, gió hoặc chấn động địa chất hoặc lún nền móng hoặc bởi nội lực do co giãn nhiệt, thay đổi độ ẩm, phản ứng hóa học vv.

8 nguyên nhân chính gây nứt công trình

Thay đổi độ ẩm

Cấu trúc của hầu hết vật liệu xây dựng có các lỗ rỗng siêu nhỏ. Vật liệu giãn nở khi hấp thụ hơi nuớc và co ngót khi mất nuớc, khi khô. Co ngót vật liệu gây ra ứng suất kéo, nếu không duợc giải phóng, sẽ gây ra nứt.

Thay đổi nhiệt độ

Như là một hiện tuợng khoa học phổ biến, tất cả các vật liệu giãn nở khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt dộ giảm. Biên độ co giãn phụ thuộc vào cấu trúc phân tử và tính chất của vật liệu.

Khi một cấu kiện bị hạn chế chuyển vị trong một kết cấu, nội ứng suất sinh ra và gây nứt do tác dụng của ứng suất kéo hoặc ứng suất xé.

Biến dạng đàn hồi

Các cấu kiện chịu lực của công trình như tuờng, cột, dầm và bản sàn thường được làm từ các vật liệu như vữa, bê tông, thép vv, bị biến dạng đàn hồi do tác dụng của tải trọng theo dịnh luật Hook. Biên độ biến dạng phụ thuộc vào modul đàn hồi của vật liệu, quy mô tải trọng và kích thuớc cấu kiện. Biến dạng này gây nứt ở một số vị trí.

Biến dạng dàn hồi gây ra nứt trong truờng hợp:

  • Tường chịu lực không đều, các vị trí chịu ứng suất khác nhau, gây ra ứng suất cắt quá mức và sinh ra nứt;
  • Khi dầm hoặc bản sàn có nhịp dài bị uốn quá mức và không được chống đỡ, 2 đầu dầm, bản sàn sẽ cong nguợc, gây nứt ở phần tuờng xây
  • Khi 2 vật liệu có dặc tính dàn hồi khác nhau lớn duợc xây dựng tiếp giáp với nhau, duới tác dụng của tải trọng, ứng suất cắt tập trung tại vị trí tiếp giáp giữa 2 vật liệu và gây nứt.

Từ biến

Từ biến là hiện tuợng biến dạng theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi.

Phản ứng hóa học

Một số phản ứng hóa học trong vật liệu xây dựng làm tăng thể tích vật liệu, gây ra nội ứng suất, dẫn đến nứt. Hiện tuợng phổ biến là sulphate trong các sản phẩm bê tông, các bon hóa trong vật liệu xi măng, gây ăn mòn cốt thép.

Lún nền móng

Nứt do ứng suất cắt xảy ra khi nền móng lún không đều, có thể do áp suất chịu tải không đều giữa các vị trí công trình hoặc do áp suất chịu tải của nền đất vuợt quá giới hạn chịu tải an toàn của nền đất.

Nứt do lún nền móng ở góc công trình thuờng phát triển theo đường chéo mở rộng ở phần đỉnh sau đó nhỏ dần.

Dễ cây phát triển

Dễ cây mọc sát nền móng công trình làm giãn nở ở phần móng và gây nứt.

Bộ kit xử lý nứt công trình chuyên dụng RF134

| Ứng dụng

  • Xử lý các vết nứt nhà chung cư, nhà công nghiệp
  • Trám khe nối, mối nối đàn hồi, khe co giãn, chống thấm cổ ống, chống thấm và xử lý nứt
  • Trám khe co giãn tấm tường bê tông đúc sẵn: Tấm accotec, ALC, GRC

Xem thêm nguyên nhân xử lý nứt tại đây

| Cấu thành bộ sản phẩm:

(1). RF 143 – sơn lót : Loại bỏ bụi mịn và tăng cường bám dính giữa keo trám RF-134 và bề mặt vật liệu

(2). RF-143 – Keo trám cải tiến cường độ và độ đàn hồi cao, không bị co ngót, chống và ngăn phát triển nứt tại mối nối tấm tường bê tông. Thi công lên lớp sơn lót RF-143.

(3.1) RF-102 – vữa bả dẻo chống nứt dùng trong nhà. Dùng để bả và tạo phẳng lên lớp keo trám RF-134.

(3.2.) RF-155 – vữa bả dẻo Extra Force. Vữa xi măng bổ sung cốt sợi đàn hồi chống nứt, dùng ngoài trời.

Copy-of-mai-mep

BỘ KIT XỬ LÝ NỨT CHUYÊN NGHIỆP | NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Bộ kit xử lý nứt RF134
Bộ kit xử lý nứt RF134

Bộ kit RF134 gồm những gì?

Gồm: 3 thành phần

  1. Sơn lót RF143, là sơn acrylic latex, có tác dụng

+ Loại bụi mịn + Tăng bám dính + Giảm co ngót cho keo + Tăng độ bền uốn cho bề mặt   Định mức: ~10-15m2/1lít  

  1. Keo trám 2 thành phần RF134: là hệ keo cải tiến, kết hợp ưu điểm của keo epoxy và PU

+ Giãn dài 100% + Bám dính trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau + Chịu rung chấn, đàn hồi, không co ngót + Dễ dàng thi công trên mặt dựng + Dễ chà nhám và sơn phủ. Phù hợp xử lý nứt, trám khe đàn hồi cho tòa nhà cao tầng chịu nhiều rung chấn, chuyển vị. Định mức: ~6-7md/1 bộ 1kg

  1. Bả dẻo acrylic skim RF102 /RF155: bả dẻo dùng trong nhà và ngoài trời, để bả lên lớp keo RF134 sau khi khô, dễ dàng chà nhám và sơn phủ. Bả dẻo giúp loại bỏ khuyết tật bề mặt, tăng độ mịn, tạo phẳng để sơn phủ hoàn thiện.

Định mức: 1.2kg/1m2

Rạch và mài mép khe nứt như thế nào là đúng cách?

Dùng máy mài rạch dọc theo khe nứt, sâu tối thiểu 5mm, rộng 1-2cm, mở rộng mỗi bên ~2,5cm tính từ mép khe nứt. Mục đích là tăng diện trích trám keo để bảo đảm khả năng đàn hồi và giảm thiểu rủi ro nứt sau khi sơn phủ. Xem thêm hình a. 

z2544342740078 4058c15606e85e65f44ecd9483ed4e21

Hình a. Quy cách rạch và mài mép khe nứt Xem thêm cách mài mép 

Bộ kit RF134 làm được bao nhiêu mét dài?

6-7m, với khe nứt 1x1cm

Bộ kit RF134 dùng xử lý các dạng khe nứt nào?

Phù hợp khe nứt lớn do tách lớp giữa các vật liệu khác nhau, do rung chấn, chuyển vị co ngót, các dạng khe nứt tiếp giáp: tường – dầm cột, cổ trần, khe nứt quanh lanh tô cửa (chéo, dọc)

Ngoài xử lý nứt, bộ kit RF134 còn có ứng dụng nào khác?

Với ưu điểm bám dính tốt trên nhiều bề mặt vật liệu khác nhau, đàn hồi, chịu rung chấn, chịu nước, bộ kit RF134 còn được sử dụng để chống thấm cổ ống, thay thế cho thanh trương nở, cho hiệu quả chống thấm cao, đặc biệt là các công trình chịu nhiều rung chấn, nhà cao tầng.

Có bị nứt lại sau khi xử lý không?

Keo trám cải tiến có độ giãn dài tới hạn trên 100%, chịu rung chấn, chuyển vị, đàn hồi. Nếu làm đúng theo kích thước khe yêu cầu và sử dụng đầy đủ các thành phần của bộ kit sẽ không bị nứt lại.

Vì sao cần phải dùng sơn lót RF143?

Cùng với việc rạch, mài mép khe nứt, sơn lót có vai trò RẤT quan trọng, giúp loại bụi mịn, tăng bám dính và giảm co ngót cho keo trám. Tương tích với keo trám RF134.

Vì sao cần phải dùng keo trám RF134?

Keo trám có khả năng bám dính tốt với nhiều vật liệu khác nhau, chịu rung chấn, chuyển vị, dễ dàng chà nhám.

Vì sao cần phải dùng bả dẻo RF102/RF155 đi cùng bộ kit?

Là hệ bả dẻo chuyên dụng trong bộ kít xử lý nứt, loại bỏ khuyết tật bề mặt, tạo phẳng, giảm thiểu rủi ro nứt sau khi sơn. Bả dẻo RF102 dùng xử lý nứt trong nhà, RF155 dùng cho ngoài nhà. Cần bả làm 2 lớp để bảo đảm phủ hết các khuyết tật bề mặt và độ phẳng mịn, thẩm mỹ khi sơn phủ.

Đâu là nguyên nhân gây nứt công trình?

Trộn keo như thế nào là đúng cách?

Cần dùng cánh khuấy chuyên dụng để khuấy, bảo đảm độ đồng nhất của keo. Khi khuấy, cần 1 người giữ chắc hộp keo. Tăng tốc từ từ, di chuyển cánh khuấy lên xuống và xung quanh, trộn trong vòng 1-2 phút, sau đó vét phần đáy và 2 thành hộp để kiểm tra độ đồng nhất.

Bộ kit xử lý nứt RF134 | Cách trộn keo đúng
Bộ kit xử lý nứt RF134 | Cách trộn keo đúng

Làm sao để sơn phủ hoàn thiện đẹp và không để lộ vệt xử lý?

Mức độ hoàn thiện và thẩm mỹ sau khi sơn hoàn thiện phụ thuộc vào việc rạch khe, vát mép, miết keo và bả dẻo. Bảo đảm lớp bả dẻo phủ đều lên lớp keo RF134. Xả nhám và tạo phẳng. Sơn 2 lớp sơn lót và 2 lớp màu để che kín vệt xử lý.

Miết keo như thế nào là đúng cách?

Dùng bay inox và bàn bản điền đầy keo vào khe nứt, miết phẳng mặt để bảo đảm thẩm mỹ và tiết kiệm nhân công chà nhám. Tìm hiểu thêm về cách miết keo

Bộ dụng cụ xử lý nứt gồm những gì?

Picture1

Bộ kit xử lý nứt RF134 đã được ứng dụng xử lý các hạng mục nào, từ khi nào?

Bộ kit xử lý nứt RF134 đã được ứng dụng để xử lý:

  • Nứt dọc khe nối tường gạch không nung và tường bê tông, dầm, cột tòa nhà chung cư cao tầng, nhà xưởng công nghiệp
  • Nứt chéo tường hầm nhà chung cư
  • Nứt quanh lanh tô cửa
  • Nứt chéo và dọc tường quanh hộp kỹ thuật
  • Nứt dọc khe nối tấm tường acotec, ALC

Độ bền xử lý nứt trong bao lâu?

Theo tính toán của nhà sản xuất, nếu tuân thủ đúng quy trình, tuổi thọ xử lý có thể kéo dài 6-8 năm hoặc dài hơn, tùy theo điều kiện vận hành công trình.

Bộ kit xử lý nứt RF134 sản xuất ở đâu, có kết quả test và CO, CQ không?

Bộ kit xử lý nứt RF134 do tập đoàn Blue Label, Thái Lan nghiên cứu và sản xuất. 

1-89e8c435

NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP CHỐNG VÀ XỬ LÝ NỨT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Phần 1. Giới thiệu

Biện pháp xử lý nứt hiệu quả
Biện pháp xử lý nứt hiệu quả

Nứt công trình là hiện tượng rất phổ biến. Cấu kiện công trình bị nứt khi ứng suất trong cấu kiện lớn hơn độ bề của nó. Ứng suất trong cấu kiện gây ra bởi tác động của các ngoại lực như tải trọng tĩnh, tải trọng động, gió hoặc do chấn động, lún nền móng hoặc do chuyển vị nhiệt, thay đổi về độ ẩm, phản ứng hóa học vv. Nứt có thể được phân ra làm 2 nhóm chính là nứt kết cấu và nứt phi kết cấ Nứt kết cấu là các loại nứt do thiết kế sai, lỗi thi công hoặc do quá tải. Các dạng nứt này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình. Nứt dầm bê tông là một dạng nứt kết cấu, thường do nội ứng suất trong vật liệu xây dựng gây ra và thường không trực tiếp làm yếu kết cấu. Tuy nhiên, theo thời gian, do hơi nước ngấm qua các vết nứt, do tác động của thời tiết, làm ăn mòn cốt thép, đôi khi các vết nứt phi kết cấu cũng có thể gây mất an toàn cho kết cấu. Các vết nứt dọc trên hệ tường dài do co ngót vật liệu hoặc do co giãn nhiệt là ví dụ điển hình về nứt phi kết cấu. Nứt phi kết cấu thường không ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình nhưng lại gây mất thẩm mỹ hoặc tạo ấn tượng xấu về chất lượng công trình hoặc tạo ra cảm giác thiếu tính ổn đị Trong một số trường hợp, do hơi ẩm thấm qua các vết nứt, các vết nứt làm hỏng lớp hoàn thiện, làm tăng chi phí bảo trì. Vì vậy, cần thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các vết nứt phi kết cấu này. Bài loại bài viết này sẽ trình bày các nguyên nhân, các biện pháp phòng ngừa và xử lý nứt phi kết cấu (không phải do kết cấu không đủ khả năng chịu tải, lỗi thi công, quá tải vv). Nội ứng suất trong các cấu kiện công trình dẫn đến các thay đổi về kích thước và bất cứ khi nào chuyn v b hn chế, khi đó s xy ra nt. Do sự thay đổi về kích thước gây ra bởi độ ẩm hoặc nhiệt độ, các cấu kiện công trình có xu hướng dịch chuyển khỏi vị trí đã được neo cứng. Đối với các kết cấu đối xứng, tim của kết cấu đóng vai trò là điểm cố định, chuyển vị diễn ra quanh tâm trụ Một tòa nhà có thể dễ dàng dịch chuyển theo phương dọc nhưng đối với phương ngang thì nền đất và móng tạo ra lực giữ, tác động lên chuyển vị của các cấu trúc bên trên. Vì vậy, nứt dọc tường xảy ra thường xuyên hơn do chuyển vị ngang. Các thay đổi về thể tích do phản ứng hóa học trong một cấu kiện dẫn đến hiện tượng giãn nở hoặc co ngót và gây ra nứt cấu kiện. Các nội ứng suất trong các cấu kiện công trình có thể ở dạng nén, kéo hoặc cắ Hầu hết các loại vật liệu xây dựng bị nứt như khối xây, vữa, bê tông vv, có độ bền kéo và xé thấp vì vậy ngay cả các lực có biên độ nhỏ cũng có thể gây ra nứt khi chúng tạo ra lực căng hoặc lực xé trong một cấu kiện. Có thể phân biệt giữa nứt do căng kéo và nứt do xé bằng cách kiểm tra kỹ tính năng cơ lý của chúng.   

Hình 1. Nứt tường do căng kéo
Hình 1. Nứt tường do căng kéo

  Các vết nứt có chiều rộng khác nhau, từ nứt nhỏ bằng sợi tóc (0.01mm) đến các vết nứt rộng 5mm hoặc hơn. Vết nứt thường được phân loại thành nứt nhỏ (dưới 1mm), nứt trung bình (1-2mm) và nứt lớn (trên 2mm). Nứt có thể có chiều rộng đều hoặc có 1 đầu nhỏ và dần mở rộng sang đầu còn lạ Các vết nứt có thể ở dạng thẳng, zig zag, nứt đa hướng hoặc nứt ngẫu nhiên, nưt dọc, ngang hoặc nứt chéo. Các vết nứt có thể chỉ xuất hiện trên bề mặt hoặc có thể mở rộng xuống hết lớp 1 vật liệu. Các vết nứt nhỏ trên bề mặt còn gọi là nứt rạn chân chim, cần phải quan sát kỹ để xác định dạng nứt và có phương án xử lý phù hợp. Tùy thuộc vào một số đặc tính của vật liệu xây dựng, các vết nứt do co ngót có thể rộng hơn nhưng cách xa nhau hoặc cũng có thể ở gần nhau hơn. Thông thường, các vết nứt nhỏ, dù có gần nhau nhưng lại gây ít ảnh hưởng đến kết cấu và không làm mất thẩm mỹ như là các vết nứt lớn, dù các vết nứt lớn lại ít hơn về số lượ Các kết cấu công trình hiện đại thường khá cao và mảnh, có các bức tường ngăn mỏng được thiết kế để chịu các ứng suất cao hơn và được thi công nhanh. Vì vậy các kết cấu này thường dễ bị nứt hơn so với các kết cấu thấp, có tường dày, ít bị ứng suất và được thi công chậm hơn.  

Nứt tường do tác động của lực và uốn
Nứt tường do tác động của lực và uốn

Ngoài ra, hơi nước có thể dễ dàng ngấm vào bên trong và làm ảnh hưởng đến phần hoàn thiện bên trong công trình có tường mỏng. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nứt có vai trò rất quan trọng trong xu thế xây dựng hiện nay. Nguyên nhân chính gây ra nứt trong các công trình gồm có.

  1. Thay đổi về độ ẩm
  2. Thay đổi về nhiệt độ
  3. Biến dạng đàn hồi
  4. Vật liệu bị rão (biến dạng)
  5. Phản ứng hóa học
  6. Chuyển vị nền móng và lún nền đất, và
  7. Do hệ thực vật
Nứt tường do bị xé
Nứt tường do bị xé

Để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu nứt xảy ra, cần phải hiểu đúng các nguyên nhân gốc gây ra nứt và có kiến thức về đặc tính của một số vật liệu xây dựng. Loạt bài viết này sẽ trình bày một số nguyên nhân gây nứt và một số ví dụ điển hình về nứt và một số đề suất biện pháp ngăn ngừa và xử lý nứt. Một số hướng dẫn cách xác định nguyên nhân gây nứt và biện pháp xử lý nứt phù hợp.

Nứt-ngang-tường-do-võng--b154e582

BIẾN DẠNG ĐÀN HỒI

Các cấu kiện công trình như tường, cột, dầm và bản sàn thường được làm từ các vật liệu các nhau như vữa, bê tông, thép vv, đều bị biến dạng đàn hồi do tác động của tải trọng theo định luật đàn hồi Hooke. Quy mô biến dạng phụ thuộc vào suất đàn hồi của vật liệu, quy mô tải trọng và kích thước của cấu kiện. Biến dạng trong các trường hợp nêu trên gây nứt ở một số vị trí:

Hình 1. Nứt giữa dầm và tường do co ngót
  1. Khi tường chịu tải trọng không đều cùng với ứng suất khác nhau ở một số vị trí, biến dạng trượt phát triển, gây nứt tường.
  2. Khi dầm hoặc bản sàn nhịp lớn bị võng quá mức và tải trọng đứng trên các cấu kiện chống đỡ, 2 đầu dầm/sàn cong ngược và gây nứt ở phần tường xây; và
  3. Khi 2 vật liệu có đặc tính đàn hồi khác nhau lớn được xây dựng cạnh nhau, dưới tác động của tải trọng, biến dạng trượt/xé xảy ra tại giao diện tiếp giáp giữa 2 vật liệu và gây ra nứt tại vị trí giáp nối.

Các dạng nứt được minh họa trong hình bên dưới. 

Hình 2. Nứt dọc tường tòa nhà cao tầng do biến dạng đàn hồi
Hình 2. Nứt dọc tường tòa nhà cao tầng do biến dạng đàn hồi

Kết cấu chịu lực của tòa nhà cao tầng có tường xây gạch và sàn bê tông và mái. Khi tường chính A chịu tải lớn hơn tường B và có cùng chiều dày với tường B hoặc tỷ lệ giữa tường A và B không đúng, tường A chịu nhiều ứng suất hơn tường B, gây ra ứng suất trượt/xé dọc tường liên kết với tường chịu lực A và B và gây nứt chéo. Do vậy, cần phải thận trọng khi thiết kế nhằm bảo đảm ứng suất đồng đều ở các bức tường khác nhau trong cấu kiện chịu lực. Hình 2 mô tả công trình nhà cao tầng có ô cửa sổ lớn ở phần tường ngoài. Phần tường A đóng vai trò là cột trống đỡ và chịu nhiều ứng suất hơn phần tường B bên dưới ô cửa. Theo đó, tạo ra ứng suất khác nhau, nứt do trượt dọc xảy ra. Để giảm thiểu các dạng nứt này, cần tránh tạo ra ứng suất khác nhau giữa các bức tường. Nếu bản sàn bê tông, lanh tô cửa, tường xây và móng có khả năng kháng trượt/xé tốt thì khả năng xảy ra nứt sẽ thấp. Hình 1 mô tả nứt tường do võng uốn của bản sàn nhịp lớn. Nứt thường xảy ra ở phần trên cùng hoặc 2 tầng trên cùng vì tại đây tải trọng đứng là khá nhỏ. Khi bắt buộc phải bố trí sàn nhịp lớn, có thể giảm võng sàn, dầm bằng cách tăng chiều dày sàn, dầm để tăng độ cứng. Bố trí phần chịu lực và rãnh tại vị trí tiếp giáp giữa đỉnh tường và dầm, sàn có thể giúp giảm thiểu nứt. Trường hợp ốp gạch men hoặc đá marble vào tường xây quá sớm, trước khi tường bị biến dạng đàn hồi, co ngót, ứng suất cắt/xé quá mức sẽ phát triển tại vị trí tiếp giáp giữa tường và gạch và gây nứt. Do vậy, cần phải có thời gian chờ giữa các bước thi công tường và ốp gạch. Với sàn, dầm đúc tại chỗ, cần có thời gian chờ để cho phép sàn, dầm võng do tải trọng bản thân trước khi hoàn thiện tường nếu không tường xây trát sẽ bị nứt do sàn/dầm vị võng.

F19142D2-AACD-4540-BBFC-D2AF35907BD9

VẬT LIỆU CHỐNG THẤM PU 2 THÀNH PHẦN LÀ GÌ?

Hệ sản phẩm chống thấm NEWTEC PU (Polyurethane)

1.Bê tông | 2. Lớp Primer | 3. Newtec PU | 4. Lớp phủ bảo vệ Topcoat

NEWTEC PU LÀ GÌ?

Các sản phẩm trong hệ NEWTEC PU được cung cấp ở dạng lỏng hai thành phần.
NEWTEC PU là hệ sản phẩm gốc Polyurethane có độ bền, độ giãn dài cao, ứng suất kéo tốt, có độ bám dính tốt với chất nền bê tông, nền gạch, nền thép… và lớp phủ ngoài.
NEWTEC PU trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho tất cả các loại bề mặt, cho dù các công trình mới hoặc cải tạo. Các dự án quy mô từ nhỏ tới lớn.

NEWTEC PU là một lớp phủ hoàn toàn liên tục, bám dính 100% trên hầu hết tất cả các bề mặt, chất liệu.

Ứng dụng đơn giản và nhanh chóng, NEWTEC PU có thể được áp dụng bằng con lăn ru lô, bàn cào hoặc máy phun không có không khí.

Thi công PU thực tế
son-chong-tham-Polyurethane-chinh-hang-2-e1627043004908

CHỐNG THẤM LỘ THIÊN – XU HƯỚNG XÂY DỰNG

Chống thấm lộ thiên là một trong những giải pháp đã có từ lâu tại các quốc gia phát triển nhưng mới tại Việt nam để bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của các công trình vì nó có những ưu điểm về tính thẩm mỹ và tiến độ thi công cũng như độ bền của vật liệu.

1. Sơn chống thấm lộ thiên là gì?

Sơn chống thấm lộ thiên trong trường hợp này là một sản phẩm chịu được thời tiết, có độ bền cao và giãn dài tốt, đặc biết bám dính tốt với nền nhằm bảo vệ công trình trước các tác động xấu từ bên ngoài. Nhờ đó kéo dài tuổi thọ và hạn chế các tai nạn không mong muốn trong quá trình sử dụng. Hiện nay loại sơn chống thấm phổ biến là sơn chống thấm gốc polyurethane.

Hình ảnh một khu phố nhỏ Hàn Quốc nhìn từ trên cao, các mái nhà gần như đều được chống thấm gốc Polyurethane
Hình ảnh: Công trình chống thấm mái tại Lào Cai

Chống thấm công trình lộ thiên bằng polyurethane gồm có ba lớp sơn: Lớp sơn lót ở trong cùng giúp tăng độ bám dính của sơn, lớp sơn phủ màu với mục đích chống thấm là thành phần quyết định đến tác dụng của sơn chống thấm, bên ngoài cùng là một lớp phủ để bảo vệ bề mặt sơn chống thấm.

2. Tại sao nên chống thấm cho công trình lộ thiên?

Công trình chống thấm lộ thiên có thể chịu trực tiếp ảnh hưởng từ môi trường ngoài. Bề mặt ngoài của công trình hứng chịu mọi tác nhân gây phá hỏng công trình, bao gồm nhiệt độ, gió, mưa bão gây hao mòn, tia cực tím, các va đập cơ học gây nứt vỡ, các hóa chất, nước ăn mòn công trình,… Chính vì thế, việc sử dụng sơn chống thấm lộ thiên là rất cần thiết.

Để bảo vệ các công trình lộ thiên, sơn chống thấm có các đặc tính là:

– Sơn chống thấm lộ thiên đề kháng rất tốt với nước, dầu mỡ, hóa chất. Đây là những chất hàng đầu gây ăn mòn phá hủy công trình.

– Sơn chống thấm polyurethane có khả năng co giãn tốt, độ co giãn có thể lên tới 600%, rất thích hợp cho các bề mặt dễ bị giãn nở do nhiệt độ hay bề mặt dễ bị nứt.

– Khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau như gạch đá, bê tông, hồ vữa, kim loại, gỗ, nhựa,… Nhờ vậy mà có thể ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại bề mặt lộ thiên khác nhau.

– Khả năng chống chịu, đề kháng tốt với các thay đổi của thời tiết như nhiệt độ cao, mưa gió, tia cực tím,…

– Đặc tính nhanh khô, sau khi thi công xong sẽ hình thành nên lớp chống thấm liền mảnh không mối nối, khả năng phản chiếu ánh nắng tốt.

Chính nhờ những đặc tính trên mà sơn chống thấm, đặc biệt là loại sớn polyurethane có khả năng bảo vệ công trình của bạn.

3. Hướng dẫn thi công sơn chống thấm lộ thiên

Như đã tìm hiểu, khi tiến hành sơn chống thấm lộ thiên sẽ trải qua ba bước bao gồm: thi công lớp sơn lót để tăng độ bám dính cho bề mặt và lớp sơn chính, thi công lớp sơn chính có tác dụng quyết định, và thi công lớp sơn phủ ngoài giúp bảo vệ lớp sơn chính. Cụ thể về quy trình thi công sơn chống thấm công trình lộ thiên sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công

  • Bề mặt thi công có thể là bê tông, hồ vữa, kim loại, nhựa, gỗ,… Thường là kim loại hoặc bê tông, đối với bê tông thì phải được bảo dưỡng trên 28 ngày.
  • Bề mặt phải khô ráo, sạch sẽ, được loại bỏ nước và dầu mỡ, đất bẩn, hóa chất.
  • Bề mặt phải được loại bỏ lớp nền cũ bằng máy mài sắc.
Mài sạch để lộ bề mặt bê tông

Bước 2: Phủ lớp sơn lót

  • Mục đích của lớp sơn lót là giúp cho lớp sơn chính bám dính tốt hơn, đồng thời làm tăng độ chịu lực, chống nước, độ co giãn cho tổng thể lớp chống thấm.
  • Chỉ thi công lớp sơn lót khi bề mặt thi công đảm bảo về độ phẳng, độ chắc, độ ẩm và sạch sẽ.
  • Có thể thi công 1 – 2 lớp sơn lót bằng con lăn, chổi quét hoặc máy phun chuyên dụng.
  • Để khô sau đó tiến hành bước 3. Thời gian khô dài ngắn tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió của môi trường, thông thường là 1 giờ sau khi thi công xong.
Sơn lót NEWTEC-PRIMER sau khi phủ trên bề mặt bê tông tạo lớp kết dính

Bước 3: Sơn phủ lớp chống thấm

  • Sau khi lớp sơn lót khô, tiến hành sơn phủ lớp polyurethane.
  • Sơn chống thấm có thể là 1 thành phần hoặc 2 thành phần. Đối với sơn 1 thành phần thì chỉ cần mở hộp trộn đều và thi công. Đối với sơn 2 thành phần thì cần trộn đều 2 thành phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất rồi tiến hành thi công.
  • Tiến hành thi công bằng cách đổ sơn lên bề mặt rồi dùng chổi quét hoặc dùng gạt dàn đều lớp sơn, hoặc sử dụng dụng cụ phun chuyên dụng.
  • Sử dụng rulo gai để phá bọt bề mặt ngay sau khi thi công sơn xong.

Bước 4: Phủ lớp sơn ngoài

  • Sau khi lớp sơn chính khô thì tiến hành sơn lớp phủ bảo vệ.
  • Thi công lớp sơn phủ ngoài bằng rulo hoặc máy phun sơn chuyên dụng.
  • Có thể làm tăng hiệu quả bảo vệ bằng cách rắc cát khô hoàn toàn lên bề mặt lớp sơn chính sau khi thi công khoảng 90 phút, sau đó mới tiến hành thi công lớp sơn phủ bảo vệ.

Trong suốt quá trình thi công, công nhân cần mang đồ bảo vệ da và mắt, hít thở dung môi kéo dài hơi nước, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với sơn khi chưa khô. Môi trường thi công tránh xa lửa và phải được thông gió đầy đủ.

Hình ảnh ban công sau khi hoàn thiện lớp phủ cuối cùng của hệ sơn chống thấm lộ thiên

4. CÔNG TY TNHH HABOHOME – đơn vị phân phối, thi công sản phẩm sơn chống thấm lộ thiên chính hãng

Hiện nay có rất nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thi công các sản phẩm về sơn chống thấm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong số đó, HABOHOME chính là một đơn vị uy tín, tin cậy để khách hàng có thể tin dùng các sản phẩm sơn chính hãng với giá tốt nhất.

Thông tin chi tiết về các sản phẩm sơn chống thấm và sơn chống thấm lộ thiên các bạn vui lòng liên hệ với HaboGroup nhé.

0613_Waterproofshower_20

CHỐNG THẤM ẨM CHÂN TƯỜNG (CÔNG NGHỆ AUSTRALIA)

Hiện tượng thấm ẩm chân tường hiện nay xảy ra rất nhiều trong các công trình xây dựng đặc biệt là các công trình cũ có dấu hiệu xuống cấp. Hiện tượng thấm ẩm từ chân tường gây bong tróc lớp sơn bả, mốc đen lớp sơn tường nhà. Trong ngành xây dựng nói chung hay ngành chống thấm nói riêng, việc xử lý chân tường thấm nước, do hơi nước ẩm thấm ngược lên là một trong số bệnh khó sửa chữa nhất. Sau đây chúng tôi liệt kê một số phương pháp mà các công ty chống thấm đưa ra nhưng tất cả các phương pháp chỉ được một thời gian ngắn 6 tháng –> 1 năm sau đó lại bị thấm ẩm, bong tróc rêu mốc sơn tường:

Phương án ốp gạch hoặc đá trang trí cao 1 -2 mét: Xét về mặt mỹ quan thì phương án này làm giảm mỹ quan ngôi nhà, thường khi ốp cao 1-2 mét sau đó hơi ẩm vẫn dẫn ngược tiếp tục lên cao để phá các đoạn tường còn hở.

Phương án dán giấy dán tường chống ẩm: Tất cả các loại giấy dán tường đều che đi khoảng tường bị thấm ẩm mốc, sau một thời gian dán vào thì giấy sẽ bị bong hoặc mốc, do hơi ẩm không thoát được tích tụ lâu ngày sẽ phá ra ngoài. 

Phương án đục bỏ hàng chân tường và đổ bê tông hoặc vữa tự chảy tạo dầm cách ẩm: đục bỏ  20 – 30 cm để tạo ra “giằng móng bê tông mới ngăn hơi ẩm. L> Phương pháp này nghe chừng rất ổn nhưng trong quá trình thi công, việc đổ cách ra như vậy sẽ tạo các khe nối nên hơi ẩm vẫn lọt qua, đồng thời phương pháp này làm ảnh hưởng tới kết cấu toàn bộ tường, gây nứt tường, do sau khi đổ bê tông co ngót dẫn tới phần kết cấu tường phía trên sụt xuống.

Phương án đục toàn bộ lớp vữa trát tính từ sàn lên khoảng 0,5 – 1 m, sau đó quét hóa chất gốc xi măng mạng tinh thể, trát lại bằng vữa có trộn phụ gia Latex hoặc các loại khác …. L> Phương pháp này hoàn toàn không triệt để, hơi nước ẩm vẫn trong mạch vữa và tiếp tục mao dẫn lên trên khoảng chân tường đã xử lý, đồng thời tường vữa trát vẫn hút nước, hơi ẩm hoàn toàn xâm nhập vào và thấm mao dẫn lên trên cao.

Phương án đục bỏ hết toàn bộ khoảng tường và quét chống thấm rồi trát lại bằng phụ gia trộn với vữa tốt. L> Phương pháp này được đa số các công trình dân dụng tại Việt Nam sử dụng nhưng 100% đều bị thấm lại sau 1-2 năm sử dụng, thậm chí chỉ một vài tháng tường lại ẩm mốc bong tróc sơn. Vì việc trát lại như vậy hơi ẩm hơi nước thấm vẫn không xử lý triệt để, lượng muối nitrat, sunfat vẫn còn trong tường, tường trát lại dù có phụ gia tốt tới đâu thì vẫn có các mao dẫn, lỗ rộng, bị nứt rạn nhỏ chân chim. Chính vì thế chúng tôi gặp những nhà đục đi trát lại tường không biết bao nhiêu lần mà vẫn không hết thấm, rất tốn kém mà hiệu quả không thấy đâu.

Trên đây chúng tôi liệt kê các phương pháp cũ, các phương pháp truyền thống mà chủ nhà, các công ty xây dựng, đội thợ sửa chữa, các công ty chống thấm thường sử dụng, nhưng với các phương pháp này chỉ giải quyết tạm thời, chứ không giải quyết triệt để được nguồn gốc gây thấm ẩm chân tường. Dưới đây là nguyên nhân gây ra thấm ẩm chân tường nhà.

Nguyên nhân thấm ẩm chân tường: Hiện tượng thấm chân tường chủ yếu các trường hợp sau: nhà cũ xây tường chịu lực không có móng bê tông cách ẩm, hoặc có móng nhưng tôn nền cao hơn giằng móng bê tông cách ẩm hoặc nhà mới nhưng tôn nền cao hơn giằng bê tông, tường giáp lai liền kề với hàng xóm. Với những  ngôi nhà ở các vị trí thấp trũng, giáp biển, ao hồ thì mức độ thấm chân tường thường rất nặng, phá hủy mục nát hết kết cấu tường nhà. Nước, hơi ẩm từ đất nền mao dẫn lên theo những mạch vữa xây  và gạch xây thông qua một hệ mà gọi là “mao dẫn bấc thấm”. Lượng nước này âm ỉ thường xuyên sau đó lan dần lên cao, giống với hiện tượng bấc thấm đèn dầu. Chiều cao mà hơi ẩm có thể dâng cao phụ thuộc vào độ rỗng của gạch và vữa, mức độ bay hơi, độ ẩm, nhất là ở Việt Nam vào mùa xuân trời nồm ẩm và mùa hè mưa nhiều. Khi vật liệu càng xốp, độ cao của nước xâm nhập vào càng cao, thời gian càng lâu tường nhà bị ngấm gây mùn mục, nước rồi các loại muối sẽ ăn mòn và phá hủy kết cấu tường nhà.

Hình 1: Hình mô phỏng hiện tượng thấm ẩm mao dẫn chân tường gây ẩm mốc, bong tróc sơn

Chính vì hạng mục chống thấm – chống ẩm chân tường là hạng mục sửa chữa rất khó nên rất nhiều năm qua chống thấm Tech Dry đã tìm hiểu, trao đổi với rất nhiều chuyên gia của các hãng hóa chất chống thấm nước Anh, Úc, Mỹ, Đức, Châu Âu để tìm ra biện pháp xử lý thấm ẩm chân tường triệt để nhất, giá thành hợp lý. Đó là sử dụng dung dịch chống thấm đặc biệt với cơ chế phản ứng tạo thành Silic cách ẩm, cách nước xử lý chân tường bị thấm, xử lý nhanh, không phải đục phá nhiều và chống thấm – chống ẩm chân tường gần như tuyệt đối. Phương pháp này hình dung đơn giản đó là “Bơm hóa chất vào chân tường” Đây là phương pháp mà trên Thế giới áp dụng rất phổ biến, có thể nói phương pháp này giải quyết triệt để tình trạng thấm ẩm chân tường, độ bền rất cao 30 – 40 năm. Vì vậy Tech Dry Việt Nam rất tự hào là công ty chống thấm tiên phong ở Việt Nam áp dụng thành công giải pháp xử lý chống thấm, chống ẩm chân tường.

Quy trình chống thấm chân tường bằng cách bơm hóa chất Water Seal DPC vào mạch vữa:

1. Vật liệu sử dụng:

Water Seal DPC : Là hóa chất chống thấm tinh thể thẩm thấu, tác dụng thẩm thấu vào vữa và gạch, phản ứng Silic tạo thành Gel bịt kín các lỗ mao rỗng, các vết nứt rạn, tạo ra một lớp chống thấm, chống ẩm, ngăn nước và hơi ẩm mao dẫn vĩnh viễn.

Fosmix Liquid N800: Phụ gia chống thấm ngược trộn vữa.

2. Quy trình thi công (Hình ảnh thi công thực tế):

Bước 1: Đục tẩy toàn bộ lớp vữa ở phần chân tường, thông thường đục tính từ mặt sàn lên khoảng 30 – 40 cm. Tùy theo mức độ thấm chân tường và cốt nền.

Bước 2: Khoan lỗ để bơm hóa chất

– Có 2 trường hợp:

– Với tường gạch xây 110 mm: Xác định mạch chống thấm, sau đó khoan hạng mạch bên trên mạch chống thấm.

Sử dụng mũi khoan phi 14,  khoan hàng thứ nhất vào chính giữa mạch chống thấm và vuông góc 90 độ so với tường, độ sâu khoảng 8 cm.

Đầu tiên khoan lỗ khoan thẳng mạch, vuông góc tường

Sau đó khoan mạch phía trên mạch chống thấm, khoan góc 50 – 55 độ so với tường, độ sâu mũi khoan 10 – 11 cm sao cho chạm tới mạch vữa, khoảng cách các lỗ khoan là 10 cm.

Khoan hàng mạch phía trên mạch chống thấm góc 50 – 55 độ để giao nhau với lỗ khoan thẳng

– Với tường 220 mm: Khoan giống tường 110 mm, chỉ khác là độ sâu của mũi khoan mạch vữa chống thấm là 18 cm.

Lỗ khoan thẳng vuông góc tường tác dụng để chứa hóa chất, giúp hóa chất chống thấm thẩm thấu từ từ mạch vữa. Lỗ khoan chéo 50 độ tác dụng để gắn ống và bơm hóa chất dẫn xuống mạch chống thấm.

Bước 3:  Vệ sinh lỗ khoan. Trám lỗ khoan thẳng, vuông góc với tường để ngăn hóa chất chảy ra ngoài.

Dùng máy hút hoặc máy thổi sạch bụi trong lỗ khoan. Dùng vữa có trộn Fosmix Liquid N800 bịt kín lỗ khoan hàng mạch chống thấm để tránh hóa chất chống thấm chảy ra ngoài.

Bước 4: Lắc đều can chứa dung dịch Water Seal DPC sau đó đổ vào bình chứa rồi rót trực tiếp vào các lỗ khoan. Chú ý rót từ nhiềulần liên tục mục để dung dịch thấm sâu nhất có thể vào các mạch.  Định mức Water Seal DPC: Với tường gạch đôi dày 220 mm sử dụng 2,5 – 3 lít / mét dài, với tường đơn 110 mm sử dụng 1,5 lít / mét dài.

Khi đó Water Seal DPC thấm sâu vào lớp gạch, mạch vữa phản ứng Silicate tạo lớp màng ngăn để ngăn hơi ẩm hay nước “thấm mao dẫn”. Tùy theo độ hút và độ rỗng mạch vữa xây khác nhau, quá trình bơm thường liên tục trong vòng 2 -3 giờ đồng hồ cho đủ định mức.

Hình ảnh: Thợ bơm hóa chất Water Seal DPC chống thấm chân tường bằng bình bơm áp lực thấp. 

Bước 5: Trát chân tường bằng vữa có trộn phụ gia Fosmix Liquid N800

Tiếp tục trộn phụ gia trát chống thấm ngược Fosmix Liquid N800 với vữa theo tỷ lệ: 1 lít Fosmix Liquid N800 : 5 lít nước rồi trộn với hỗn hợp xi măng và cát theo tỷ lệ (1 xi:3 cát). Trộn đều hỗn hợp vữa chống thấm nói trên rồi trát phần chân tường đã đục ra bơm hóa chất chống thấm chống ẩm trước đó.


http://www.youtube.com/embed/Ox9p_kF9vKg?rel=0

Video: Quy trình chống thấm – chống ẩm chân tường bằng Water Seal DPC 

Ghi chú:

– Water Seal DPC là dạng hóa chất thẩm thấu chuyên dụng để chống ẩm chân tường. Dung dịch Water Seal DPC sau khi thẩm thấu sẽ biến vữa xây, gạch thành hợp chất Silic không hoà tan và lắng đọng trong các mao quản mao mạch làm chúng hẹp lại hoặc lấp đầy hoàn toàn. Như vậy là lớp mao chắn dẫn sẽ thành lớp chống thấm và khí ẩm không có khả năng thẩm thấu lên. Độ bền lớp chống thấm rất cao, 20- 30 năm.

– Tạo ra lớp chống thấm kín, liên tục với bề mặt.

– Ngăn sự thâm nhập mao dẫn của nước, giảm rêu mốc, và vết ố.

– Với kinh nghiệm xử lý thi công và đã thử rất nhiều các phương pháp khác thì đây là phương pháp hiệu quả và triệt để nhất để chống thấm chân tường.

– Độ bền: > 20 năm

Một vài chia sẻ:

– Trước khi tiến hành sửa chữa chống thấm nhà và công trình một cách chất lượng cần thiết phải phân tích hư hại một cách tỉ mỉ. Phải biết được hiện trạng, thông số của công trình bao gồm: tuổi công trình, vị trí thấm, mực nước ngầm, kết cấu xây dựng. Từ đó mới đưa ra được quy trình xử lý triệt để, định mức vật liệu phù hợp, thi công đạt chất lượng tốt nhất.

– Qua kinh nghiệm thi công nhiều năm, chúng tôi thấy có rất nhiều người thường không tìm hiểu kỹ càng quy trình, phương pháp thi công, sửa chữa chống thấm, vẫn có lối mòn suy nghĩ áp dụng các phương pháp truyền thống rất tai hại, mặc dù giá thành rẻ nhưng sửa đi sửa lại nhiều lần thành ra giá sửa chữa đội lên rất cao nhưng lại không triệt để. Có những ngôi nhà lâu năm 10 – 20 năm, đục ra trát lại  5 – 7 lần, vữa trộn với các phụ gia chống thấm sika latex, polymer, CT-11 A, … nhưng vẫn thấm, tiếp tục ốp gạch cao 1 – 2 mét hơi ẩm tiếp tục phá hủy lớp trên, mỗi năm sơn tường lại vài ba lần, giấy dán tường dày mỏng các loại nhưng thấm ẩm không xử lý được, mỗi khi trời nồm ẩm trong nhà mùi rất khó chịu. Sửa nhiều thành ra chán nản, vừa tốn kém vừa không xử lý được nên đành chấp nhận ở đợi xây nhà mới. Đây là các câu chuyện thực tế mà các chủ nhà đã chia sẻ với chúng tôi, hy vọng chúng ta có cách nhìn nhận đúng đắn hơn, tìm hiểu kỹ càng hơn để xử lý triệt để chống thấm tận gốc cho ngôi nhà của mình.

xu-ly-vet-nut-tai-ha-noi

XỬ LÝ NỨT | NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Nứt công trình là hiện tượng phổ biến và các kỹ sư thường là người được yêu cầu tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý nứt. Để thực hiện xử lý nứt một cách có hiệu quả, điều quan trọng là phải hiểu rõ các nguyên nhân gây ra nứt. Để điều tra các nguyên nhân gây nứt, cần phải quan sát kỹ vị trí, hình dạng, kích thước, chiều sâu, đặc tính của vết nứt, và thu thập thông tin về quá trình thi công, thời gian thi công và lịch sử công trình. Kỹ sư cũng cần tìm hiểu thời điểm bắt đầu xuất hiện vết nứt và xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng.

Mục đích chính của việc xử lý nứt là phục hồi lại tính thẩm mỹ, giảm rủi ro nứt gây ảnh hưởng đến công trình và bảo đảm tuổi thọ cho công trình và sự an toàn. Trước khi xử lý nứt, cần xem vết nứt còn tiếp tục phát triển hay đã dừng. Nứt do chuyển vị nhiệt thường sẽ vẫn xảy ra sau khi xử lý bằng vữa thông thường, nên cần phải xử lý bằng vật liệu trám đàn hồi. Nứt tường gạch do lún móng, nếu có nguy cơ tiếp tục nứt, cần phải xử lý bằng cách thay thế gạch nứt. | Một số câu hỏi cần trả lời khi xác định nguyên nhân gây nứt

  1. Thời điểm bắt đầu xuất hiện nứt
  2. Chiều rộng, chiều sâu vết nứt
  3. Điểm đầu, điểm cuối, vị trí
  4. Kiểu nứt: ngang, dọc, chéo, trong nhà, ngoài nhà, ở vị trí trong tường, tiếp giáp tường-dầm/cột
  5. Nứt trên mặt hay sâu vào tường

Nứt công trình thường xảy ra ở phần tường, trên các cấu kiện bê tông cốt thép, tường gạch, tường trát vữa, sàn, lối đi, sàn mái, tấm tường vv. Điểm cần lưu ý là cần tập trung vào việc ngăn ngừa nứt vì trong nhiều trường hợp, rất khó để có phương án xử lý nứt hoàn toàn. Bài viết này sẽ trình bày tổng hợp những câu hỏi thường gặp trong xử lý nứt, liệt kê các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý nứt. Tài liệu tham khảo

  • Thông số kỹ thuật bộ kit xử lý nứt RF134
  • Handbook on causes and prevention of cracks in buildings
  • Thực tế các dự án triển khai tại Thái Lan và Việt nam

Các dạng nứt thường gặp, nguyên nhân và cách xử lý

Nứt dọc giữa tường cột bê tông

Nứt dọc giữa tường cột bê tông

Nứt dọc giữa tường cột bê tông

Nguyên nhân: Nứt do giãn nở gây ra bởi sự thay đổi nhiệt độ, đôi khi do cả giãn nở của tường gạch gây ra bởi độ ẩm, thường xuất hiện vào mùa nóng. Công trình được xây dựng vào mùa đông thường bị nứt nhiều hơn. Cách xử lý:

Read more

Nứt dọc gần góc tường ở mặt trước của tòa nhà có tường cánh ngắn

Nứt dọc gần góc tường ở mặt trước của tòa nhà có tường cánh ngắn

Nứt dọc tại góc của tầng trên cùng của tòa nhà

Nứt dọc tại góc của tầng trên cùng của tòa nhà

Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa

Nứt dọc bên dưới lanh lô cửa

Nứt dọc quanh cầu thang

Nứt dọc quanh cầu thang

Nứt dọc quanh ban công

Nứt dọc quanh ban công

Nứt ngang ở tầng trên cùng bên dưới tấm bê tông đúc sẵn

Nứt ngang ở tầng trên cùng bên dưới tấm bê tông đúc sẵn

Nứt ngang ở tầng trên cùng, nứt ở trên dầm

Nứt ngang ở tầng trên cùng, nứt ở trên dầm

Nứt ngang quanh lanh tô cửa

Nứt ngang quanh lanh tô cửa

Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc

Nứt ngang ở tầng trên cùng của tòa nhà tại các góc

Nứt ngang tại góc đầu cột giáp mái che

Nứt ngang tại góc đầu cột giáp mái che

Nứt chéo tại góc tòa nhà

Nứt chéo tại góc tòa nhà

Nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần xây cũ và phần mở rộng

Nứt dọc tại vị trí tiếp giáp giữa phần xây cũ và phần mở rộng

Nứt dọc tại vị trí khe nối giữa cột bê tông và khối xây trong khung kết cấu chịu lực

Nứt dọc tại vị trí khe nối giữa cột bê tông và khối xây trong khung kết cấu chịu lực

Nứt chéo tường ở vị trí giáp trần

Nứt chéo tường ở vị trí giáp trần

Nứt chéo ở phần lanh tô bằng bê tông cốt thép có nhịp lớn

Nứt chéo ở phần lanh tô bằng bê tông cốt thép có nhịp lớn

Tường ngăn trong các kết cấu chịu lực

Tường ngăn trong các kết cấu chịu lực

Tường ngăn trong các kết cấu khung bê tông cốt thép

Tường ngăn trong các kết cấu khung bê tông cốt thép

Nứt tường độc lập, tường chắn

a) Nứt dọc xuất hiện với khoảng cách 5-8m và tại các vị trí đổi hướng. Các vết này là do co ngót khi khô kết hợp với co nhiệt. Vết nứt có xu hướng nhỏ lại vào mùa nóng. Có thể xử lý bằng cách rạch mở rộng và trám bằng vữa nghèo. Nếu trước đó chưa bố trí khe co giãn, thì có thể rạch và bố trí khe co giãn mới. b) Nứt chéo tường ở phần đỉnh – do lún nền móng. Nếu nứt lớn, ảnh hưởng đến sự ổn định của tường, cần phá dỡ và làm lại, xử lý nền móng. c) Nứt chéo tường ở phần chân – nếu có cây cạnh chân tường, nứt khả năng do dễ cây mọc ngược ở phần nền móng. Cần loại bỏ phần dễ cây đâm vào móng, xử lý lại phần tường bị hỏng. d) Đá ốp đỉnh tường bị cong và xuất hiện nứt ngang bên dưới lớp đá ốp – Nứt xảy ra khi tường được xây giữa 2 kết cấu nặng, là hệ khung cứng và không bố trí khe co giãn cho đá ốp (hình 14). Phương pháp xử lý là ốp lại phần đá ốp bị vênh và bố trí khe co giãn tại các vị trí phù hợp. e) Nứt ngang tại khe nối tường độc lập – nếu có nứt ngang tại khe nối của khối xây 2-3 năm sau khi xây dựng, thì khả năng do tường thường xuyên bị ẩm, vữa yếu và nứt là do tác động của sulphate.